๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑Thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi các bạn nắm tay nhau và cùng tiến bước๑๑۩۞۩๑๑
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11

Go down 
Tác giảThông điệp
cpu
Admin
cpu


Tổng số bài gửi : 115
Points(điểm) : 5701
Join date : 28/05/2009

Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11   Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11 I_icon_minitimeSat 20 Nov 2010, 11:49

Bông Hồng Bên Bục Giảng
Vừa tan xong giờ cuối, Thảo đã vội đến bên cạnh tôi:
- Nghi nè, lát nữa bồ có đi mua quà với Thảo được không ?
- Được chứ ? Thảo với Nghi đi thôi hả ? - Tôi hỏi .
- Ừ, hai đứa mình đi !
- Sao không kéo thêm vài chàng để phụ xách đồ ?
- Kéo ai bây giờ ? Ông Thắng thì không được rồi. Thảo mới hỏi ổng đó.
- Ổng dám không đi ? - Tôi trợn mắt.
- Ừ, ổng nói ổng bận.
- Trời, Thảo đúng là hiền quá. Để tí, ổng đi ngang đây, Nghi dợt ổng một tăng cho coi .
Thảo cười trêu chọc:
- Ổng chỉ nghe lệnh của bồ thôi mà.
- Ây chà, tại nhà ổng gần nhà Nghi mà. Lạng quạng Nghi qua méc má ổng là ổng chít chắc.
Vừa lúc Phát ôm cặp đi ngang, tiện tay, tôi níu áo anh chàng lại:
- Ê, định chuồn hử ? Đâu dễ cho dìa sớm vậy !
- Chuyện gì đây ? Phát giả bộ càu nhàu: gia tài tui chỉ có cái áo để đi ăn nói đó. Nghi làm rách là tui bắt Nghi mang dìa vá giùm đó nhạ
- Xí, ham lắm, rách cho rách luôn chứ còn phia mới vá giùm ! - Tôi lườm Phát, rồi lên án anh chàng ngay một hơi dài - Lớp phó kỷ luật gì mà kì cục, kì cào quá. Vừa nghe đánh trống tan học là ôm cặp chạy trước thiên hạ . Thấy tui với nhỏ Thảo hông ? Đang tính đi lo mua quà đây nè. Chiều nay hai đứa tui có lớp học thêm Toán mà cũng bỏ đó. Còn Phát với Thắng thì định bấm nút biến lẹ hở. Nói rồi đó nha, Phát mà không đi thì đừng có trách Nghi không báo trước.
- Ui chà, làm gì dữ dzị cô ! Tui có nói không đi theo mí cô hồi nào đâu nè!
- Xí, còn chối ? Nghi mà không nhanh tay kéo lại thì Phát vọt mất tiêu .
- Gì đây ? Gì đây ? Nói gì có tên tui trong đó đó ? - Thắng lẽo đẽo đeo cặp đến bên bọn tôi.
Thảo liền đánh vào vai Thắng cằn nhằn:
- Thắng đó nha ! chuyên viên xé lẻ ! Sao không đi giúp tụi này mua đồ hở ?
Thắng xuýt xoa:
- Ui da ! Nói thôi được rồi, còn bạo động nữa ? Kiểu này chịu đời sao thấu ?
- Giờ có đi không ? - Tôi kênh nạnh nhìn Thắng.
Phát cười hì hì xen vào:
- Thắng à, hai bả đang lên cơn đó. Nếu còn yêu đời thì đừng nói không nha !
Nghe vậy, Thắng vội vàng đứng trong tư thế nghiêm, giơ tay chào tôi với Thảo kiểu nhà binh:
- Dạ ! báo cáo chị lớp trưởng và lớp phó học tập. Xin tuân lệnh ạ!
- Thấy ghét ! - Tôi lườm Thắng một cái .
Thảo tủm tỉm:
- Thắng chỉ sợ có mỗi nhỏ Nghi thôi !
- Gì đây nhỏ kia ? Muốn chít hở ? - Tôi ngắt nhẹ vào tay Thảo rồi vội vã đổi đề tài - Thảo nè, mình quyên được tiền khá không ? Năm nay là năm cuối của tụi mình rồi, Nghi nghĩ nên mua quà có giá trị tí.
Phát xen vào:
- Đúng vậy đó ! Đừng mua bánh trái nữa ! Mua cái gì hữu dụng hơn.
Thảo xịu mặt nhìn bọn tôi:
- Nhưng tiền của lớp mình không được nhiều đâu ! Nếu mà ai cũng toàn quà có giá trị thì chắc kham không nổi .
Thắng đề nghị:
- Hay là tụi mình chỉ mua quà cho các thầy cô nào tận tình với lớp và có hoàn cảnh khó khăn thôi .
Tôi lắc đầu quầy quậy:
- Không được ! Như thế thì mấy thầy cô khác biết được họ sẽ buồn.
- Thôi thì Thảo tính như vầy nha ! Mình chọn ra những thầy cô nào hoàn cảnh khó khăn và có lòng giảng dạy thì mua biếu các món quà giá trị tí, còn những thầy cô khác thì mình mua hoa, hoặc bánh là được rồi .
- Ừ, nhỏ Thảo tính vậy được đó !
- Nhưng mình có đủ tiền không cái đã ? - Phát ngước nhìn hai đứa tôi .
Nghe vậy, Thắng phẩy tay nói:
- Đừng lo, có gì thì Thắng sẽ xin đóng góp thêm cho .
- Đúng hén ! mình quên Thắng là cái nhà băng của lớp mình hén. - Phát vỗ vai Thắng thân mật.
Tôi nhìn Thắng với đôi mắt mến phục. Xưa nay trong lớp, Thắng luôn là người đứng ra "bảo trợ" cho những thiếu hụt về tài chánh.
Gia đình Thắng khá giả nhất lớp. Nhưng Thắng lại không như các "công tử" nhà giàu khác. Với mọi người, Thắng hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ, không phân chia giới cấp với một ai cả. Chính vì vậy, hầu như trong lớp chúng tôi, ai cũng yêu mến Thắng.
- Ui chà, không dám làm nhà băng đâu nha ! - Thắng cười, không tin thì hỏi Nghi đi. Ngoài giờ học ra mình còn phải phụ gia đình coi quản cửa tiệm mà.
Tôi cười. Thắng thực sự không xòe tay xin tiền ba mẹ mà tự kiếm tiền bằng chính khả năng của Thắng. Có lúc sang ngôi nhà sang trọng của Thắng chơi, tôi luôn nghe bác Liên, mẹ của Thắng khen Thắng có đầu óc kinh doanh, quản trị giống ba. Hèn chi, Thắng thi vào đại học kinh tế cũng đúng.
Bọn tôi phì cười rồi cùng kéo nhau ra bãi giữ xe. Sân trường lúc này đã vắng vẻ. Ánh nắng ban trưa của một ngày gần cuối năm không còn gay gắt.
***
- Nghi nè, nặng không để Thắng xách giùm luôn cho ?
- Nãy giờ chỉ chờ Thắng nói câu đó thôi đó. - Tôi nhoẻn miệng cười rồi nhanh chóng bàn giao hai túi xách cho Thắng. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm hẳn. Chiếc cặp trên vai cũng không còn trĩu xuống tấm thân vốn được mệnh danh là "Tí Cô Nương" của tôi .
- Mình còn phải mua thêm bao nhiêu quà nữa hở Nghi ? - Thắng sóng đôi cạnh tôi, vừa len lách giữa các khách đi chợ vừa gợi chuyện.
- Ừm... chỉ còn thiếu thầy Hải thôi ! Không biết mua cái chi cho thầy nữa .
Nhỏ Thảo trờ đến:
- Ừ, Thảo cũng không biết thầy Hải thích gì nữa .
- Thì mua luôn hộp bánh giống cô Địa đi ! Phát đề nghị. Tôi vội lắc đầu phản đối:
- Không được ! Thầy Hải với lớp tụi mình tốt lắm. Vả lại nghe nói thầy cũng nghèo, nên Nghi nghĩ mình mua cái gì hữu dụng hơn.
Phát gật gù:
- Nhắc mới nhớ nha, thầy Lý của mình cũng tham thể lắm.
- Sao vậy ? - Tôi và Thảo cùng hỏi .
Phát vội thuật lại:
- Tuần rồi, Phát với mẹ đi chợ Bến Thành mua đồ về làm giỗ. Vì mua nhiều thứ lỉnh kỉnh quá cho nên hai mẹ con quyết định đón xích lô. Khi Phát khệ nệ khuân mấy giỏ đồ ra đường thì gặp một chiếc xích lô chạy ngang. Phát gọi. Ông ta từ từ cho xe tấp vào . Nhưng khi Phát đang chuẩn bị các giỏ đồ định bỏ lên xe thì ông ta lại quay đầu đạp đi. Phần đói bụng, phần trời nóng, Phát bực mình la lên "gì kì vậy cha nội, bộ chê tui hông có tiền trả hả. Cà chớn quá, xích lô mà còn khinh người vậy sao ?". Nghe Phát la toáng lên thế, ông ta liền quay đầu lại nhìn. Mẹ của Phát cũng bực mình toan lên tiếng thì Phát hết hồn nắm tay mẹ ngăn lại vì người đạp xích lô đó chính là thầy Lý của tụi mình đó.
- Hèn gì, lúc nào Thảo hỏi nhà của thầy, thầy cũng nhất định không chịu nói.
- Ừ, mặc cảm chứ Thảo ! Thắng xen vào. Đường đường là một vị giáo sư dạy Vật lý lớp 12 mà lại phải đi đạp xích lô mới đủ nuôi sống gia đình thì thảm quá.
Nghe câu chuyện của Phát, tôi buồn cho thầy Lý vô cùng. Nhớ lại những giờ Vật Lý của thầy, tôi chợt xúc động khi liên tưởng đến đôi mắt lúc nào cũng quầng thâm vì thiếu ngủ của thầy. Trong giờ của thầy, thầy rất tận tình và luôn có vẻ trầm tư. Có hôm, tôi bắt gặp thầy lén xoay vào góc lớp xoa bóp thắt lưng trong lúc cả lớp đang chăm chú làm bài tập. Hoàn cảnh nghèo khó của thầy, bọn tôi chỉ mới biết gần đây thôi. Hằng ngày, sau giờ dạy, thầy phải đạp xích lô đến tối khuya để kiếm thêm tiền sinh sống. Khi chưa biết tình cảnh của thầy, tôi luôn có thành kiến mỗi khi nhìn thấy thầy ngáp dài hay tỏ vẻ mệt mỏi, uể oải trong lớp. Giờ đây, qua câu chuyện mà Phát vừa kể lại, tôi chợt đâm ra hối hận với những gì mà tôi đã từng thầm chê trách thầy.
- Nè, Nghi đang nghĩ gì vậy ? - Thắng cúi gần bên tôi hỏi khẻ.
- À, không có gì. Nghi đang nghĩ đến hoàn cảnh của các thầy cô đó mà.
Thắng và tôi cùng sóng bước đến rặng cây bàng để chờ Thảo và Phát mua nốt những thứ còn lại .
- Nghi nè ! - Thắng đưa cho tôi một ly nước Sâm, rồi hỏi - Bộ Nghi quyết định thi vào đại học sư phạm thiệt sao ?
Hớp một ngụm nước sâm mát lạnh, tôi cảm thấy khoan khoái nhiều. Tôi gật đầu tiếp thêm:
- Sư phạm Toán đó Thắng.
Thắng im lặng một thoáng. Đôi mắt dõi ra dòng xe cộ đang lũ lượt xuôi chảy trên đường.
- Thắng thi vào kinh tế đậu chắc ! - Tôi ngồi xuống bên cạnh Thắng. Anh chàng vội vàng chìa ra chiếc dép cho tôi ngồi đỡ, rồi cười nhẹ hỏi:
- Sao Nghi biết Thắng sẽ đậu ?
Tôi vén lại mái tóc đang bị gió thổi bay lòa xòa, xoay sang nhìn Thắng khẳng định:
- Đậu mà, vì Thắng chọn đúng ngành mà Thắng có khiếu và lại yêu thích nữa .
- Còn Nghi ? - Thắng nhìn tôi. Ánh mắt hơi lạ Tôi vội xoay đi, gật gù:
- Nghi cũng thích làm cô giáo lắm.
- Giáo chức là dứt cháo Nghi à ! - Thắng chợt xen ngang cùng một tiếng thở dài.
- Nghi biết ! Nhưng Nghi rất muốn làm cô giáo. Không phải vì sang hay giàu, mà vì Nghi yêu thích việc truyền đạt kiến thức lại cho thế hệ sau mình. Vả lại, như Thắng thấy đó, nền giáo dục của nước mình còn bị nhiều gò bó và sai lệch quá. Nghi không muốn nhìn đàn em của Nghi bị nhồi sọ .
- Nghi lý tưởng quá !
- Lý tưởng hay mơ mộng ?
- Cả hai ! - Thắng đáp rồi chậm rãi hỏi - Nghi không nhớ có lần tụi mình gặp cô Vân sao ?
- À, cái lần mình đi coi phim về gặp cô Vân đang bán vé số đó hở ?
Thắng gật đầu:
- Đúng rồi, lần đó đó. Nghi nhớ không, khi biết Nghi định thi vào sư phạm, cô Vân đã phản đối như thế nào ? Cô nói, nghề giáo là cái nghề không chỉ nghèo nhất mà còn bạc bẻo nhất. Theo thời gian, kiến thức không tăng thêm mà lại cùng với linh hồn sẽ chai sạn, phai dần đi. Nghi có khả năng, lại học giỏi, tại sao Nghi lại không chọn vào một đại học khác. Biết đâu, sau khi ra trường lại có thể khiến cho Nghi có nhiều điều kiện và khả năng để thực hiện cái lý tưởng của Nghi hơn là nghề giáo. Thắng thì không khinh chê nghề nào cả. Nhưng Thắng nghĩ thời buổi này mình phải thực tế Nghi à.
- Ừm... Thắng nói cũng đúng. - Tôi đáp - Nhưng với Nghi, Nghi không sợ những khó khăn, những phủ phàng của nghề giáo. Chỉ cần Nghi biết rằng Nghi sẽ góp phần đào tạo ra một thế hệ mới là Nghi vui rồi .
- Nghi lại mơ mộng !
- Lý tưởng thì đúng hơn.
- Ừ, thì cả hai, mơ mộng và lý tưởng !
- Thắng không có lý tưởng và mơ mộng sao ?
Thắng cười nhẹ . Xoay sang tôi, Thắng nhìn thẳng vào mắt tôi đáp:
- Thắng có ! Nhưng lý tưởng của Thắng không cao đẹp như của Nghi. Thắng chỉ biết, muốn làm một điều gì lợi ích cho xã hội hoặc cho người khác, trước tiên, mình phải có đủ bản lãnh cái đã. Vì vậy, trước mắt, Thắng chỉ biết cố gắng tạo dựng cho mình và cho gia đình một sự yên ổn về mọi mặt rồi mới có thể làm mọi chuyện khác.
Tôi định hỏi Thắng thêm vài câu thì Phát và Thảo đã đến cạnh bên. Thảo thở phào nhìn hai đứa chúng tôi:
- Thấy ghét không ! Trong khi tui với ông Phát hì hục mua đồ, xách đồ thì hai ông bà chọn bóng mát, uống Sâm lạnh để thủ thỉ hở ?
- Ê, con nhỏ kia, chọc ta hoài ta đục mi chít queo bi chừ.
Thắng cười:
- Chuyện tui dzí lại Nghi thủ thỉ thì có liên can chi đến hai người đâu chứ ?! Tui còn chưa tính sổ hai người đến phá đám đó nha .
- Aaaaaa ...! Phát vỗ tay reo lên - cuối cùng, sau ba năm dài im tiếng, ngày hôm nay, Thắng đã chính thức thừa nhận quan hệ giữa hai người rồi há.
- Chứ sao ?! - Thắng kênh lại, người ta đường đường chính chính thì có sợ chi mà không nói .
- Nghe chàng nói chưa Nghi ? - Thảo nhìn tôi tủm tỉm chọc.
Tôi quê quá ngắt vào tay Thắng một cái thiệt đau .
- Ui da ... từ từ Nghi ơi, có gì về nhà đóng cửa dạy Thắng lại mà.
Phát chọc với theo trong khi tôi đang đuổi Thắng chạy vòng vòng trên hè phố.
***
Dắt chiếc xe gắn máy ra khỏi ngỏ hẻm, Thắng nhìn quanh rồi phỏng đoán:
- Có lẽ thầy Hải ở phía bên kia đường !
Tôi nheo mắt nhìn theo hướng Thắng chỉ. Phía bên đó, trên lề phố, có một toán người bày bán các thứ áo quần, vật dụng gia đình, hoặc các thứ sách báo củ.
- Chỉ còn thầy Hải là xong rồi đó. Vậy tụi mình qua bên đó tìm thầy thử xem. - Phát lên tiếng.
Cả bọn gật đầu rồi cùng dắt xe băng ngang con lộ tới con phố nọ .
- Thầy bán gì ? - Thảo hỏi .
- Bán sách ! - Tôi đáp.
- Thầy mà bán sách thì còn gì là thầy nữa ! - Thắng chua chát nói.
Tôi lặng im, dõi mắt nhìn xuống các thứ đồ lỉnh kỉnh đang bày bán dọc theo con đường. Tôi biết, Thắng không muốn tôi trở thành một cô giáo. Cứ hễ mỗi lần nói đến chuyện này là hai đứa chúng tôi lại gây nhau. Tôi không dấu là tôi mến Thắng. Nhưng tôi lại yêu cái nghề giảng dạy vô vàn. Tính tôi, vốn rất ghét sự chọn lựa. Nhưng giờ đây, tôi lại đang đứng trước sự chọn lựa không thể tránh khỏi: chọn Thắng, hay chọn cái mơ ước của tôi. Bạn bè trong lớp tôi không ai ghi danh thi vào đại học sư phạm như tôi cả. Đừng nói chi lớp chúng tôi, hầu như cả cái thành phố này, không một học sinh nào muốn bước vào ngưỡng cửa ngôi trường đại học sư phạm. Chua chát thay, khi tôi cầm tờ đơn vào nộp cho trường, tôi đã trông thấy một biển quảng cáo: thí sinh nào ghi danh vào đại học sư phạm sớm nhất sẽ được quà tặng. Thảm thật. Người ta phải mang quà cáp ra để mà chiêu sinh nhưng vẫn chỉ loe hoe vài mạng. Trong khi ở các trường đại học khác, tiền học phí cao ngút ngàn, thế mà vẫn nườm nượp người đến ghi danh. Càng phủ phàng, ngán ngẩm hơn, khi cái tên trường đại học sư phạm lại được xem như là để "xây cua" nếu rớt các đại học khác thì vẫn có thể chun vào sư phạm.
- Ê, thầy Hải kìa !
Tiếng Phát reo lên làm cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Trông về phía Phát chỉ, tôi thấy thầy Hải trong chiếc áo sơ mi trắng dài tay củ mềm mà thầy thường bận đang ngồi bó gối cạnh mớ sách củ bày trên tấm ny lon trên hè phố. Bọn tôi vội vàng ùa đến.
- Thầy !
- Thầy !
- Em chào thầy !
Thầy Hải đâm ra lúng túng trước sự xuất hiện bất ngờ của bốn đứa tôi. Nụ cười trên môi thầy gượng gạo hé ra hệt như là nụ cười của một người đang làm việc xấu bị bắt gặp. Thầy vội vàng đứng dậy, phủi hai tay rồi lại cười. Những nếp nhăn trên gương mặt của thầy càng hiện rõ hơn qua nụ cười đó. Từ mớ tóc hoa râm của thầy, những giọt mồ hôi chảy xuống, ướt cả mặt.
- Trời nóng quá ! - Thầy quệt ngang dòng mồ hôi, nói bâng quợ Cử chỉ của thầy không còn như trong lớp học. Nét oai nghiêm tan biến đi đâu mất cả. Trước mắt tôi, chỉ là một người đàn ông gần 50 tuổi, gầy còm, vụng về trong lời nói, và cử chỉ. Tôi chợt thấy thầy gần gủi lạ . Cái khoảng cách thầy trò dường như rút ngắn lại tựa hồ như tình thâm gia đình, cha con.
Những người bán bên cạnh xoay sang nhìn chúng tôi và nhìn thầy đăm đăm. Tôi biết, thầy lúng túng trước những cái nhìn đó. Tôi biết, lòng tự ái của thầy đang thương tổn. Tự nhiên, tôi đâm ra giận tôi, giận sự xuất hiện không đúng chổ, đúng lúc này .
- Mấy em tìm thầy có việc gì à ? - Thầy hỏi Thảo.
Nhỏ Thảo xoay sang nhìn tôi. Tôi cũng im lặng, không biết nói ra sao thì Thắng đã lên tiếng:
- Dạ không, tụi em chiều nay rảnh nên đến thăm thầy thôi !
- Mấy đứa lại giở trò gì đây ? - Thầy nhìn bọn tôi dò xét.
- Đâu có gì đâu thầy ! - Phát vội trả lời, hôm nay ngày 20 tháng 11, ngày hiến chương nhà giáo nên tụi em đi vòng vòng thăm các thầy cô đó thôi .
- Nè, đừng có bày đặt mua quà cáp cho thầy đó nha ! - Thầy Hải nghiêm giọng. Thời buổi bây giờ khó khăn. Các em còn là học sinh, ăn xài tiền của ba mẹ thì không được phung phí.
- Thưa thầy, tụi em đâu có dám phung phí đâu ! Thảo đáp, rồi trao về phía thầy gói quà mà bọn tôi vừa mua .
- Đây là quà của tập thể lớp chúng em kính tặng thầy nhân ngày hiến chương nhà giáo .
- Thầy nói rồi, thầy không nhận đâu ! Các em đến chơi là quí rồi, bày vẽ thầy không thích. Các em mang về đi .
Tôi vội lên tiếng:
- Thầy à, công ơn thầy cô dạy dỗ chúng em ví như trời biển thì chút quà này đâu có thể nào gọi là sánh được. Tụi em mong thầy hãy nhận nó như nhận tấm lòng thành kính mang ơn của chúng em.
Thắng cũng góp vào:
- Năm này là năm cuối cùng của tụi em ! Tụi em cũng mong thầy giữ gìn món quà này như là một kỷ niệm của lớp chúng em mà.
Người bán hàng bên cạnh trông thấy vậy liền xen vào:
- Anh Hải à, tụi nhỏ nó có lòng. Anh nhận cho tụi nó vui ! Anh cứ nghĩ món quà đó là tấm lòng của tụi nó thì được rồi .
Xoay sang bọn tôi, ông ta tiếp:
- Các em chỉ cần cố gắng học, cố gắng nên người, không phụ lòng thầy cô giáo thì đó mới chính là món quà mà thầy cô mong muốn nhất.
- Chú nói đúng quá đi ! - Phát tán đồng, rồi năn nỉ thầy Hải tiếp - Cả lớp chúng em đều rất mong thầy đón nhận món quà này như là một lời cám ơn của chúng em gởi đến thầy đó.
Thầy Hải chần chừ một tí, rồi xúc động gật gù:
- Thôi được, các em nói vậy thì thầy nhận món quà này như là một kỷ niệm của lớp các em.
Thắng vội đưa mắt ra hiệu cho Thảo và tôi. Tức thì, hai đứa tôi liền bước đến cạnh thầy, cài vào ngực áo thầy một cái hoa hồng đỏ với mảnh giấy con con nắn nót ghi dòng chữ " Người Kỹ Sư Tâm Hồn ". Đôi mắt của thầy Hải rươm rướm. Đôi mắt của tôi cũng đỏ hoe, chực khóc. Thầy vỗ đầu tôi và Thảo. Thầy bắt tay Thắng và Phát. Đôi môi thầy lại nở ra một nụ cười. Nhưng lần này đó là một nụ cười hoàn toàn khác. Nụ cười của niềm vui sướng, niềm an ủi dịu dàng cho những phủ phàng cay đắng.
Xoay sang người bán hàng bên cạnh, thầy Hải giới thiệu:
- Đó là thầy Dương, dạy sử bên quận 3.
Bọn tôi vội vàng khoanh tay cúi đầu chào người đàn ông trung niên nọ . Không hiểu sao, Thắng tìm đâu ra được một đóa hồng trao cho tôi bảo:
- Nghi tặng thầy Dương đi !
Đón lấy đóa hoa đó, thầy Dương vui cười:
- Học trò của anh ngoan quá ! Nhưng tôi đâu có là thầy của bọn chúng nó.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ! - Phát vội vàng lên tiếng - Thầy tuy không dạy chúng em, nhưng lúc nãy thầy đã cho chúng em một lời khuyên, vậy thì quá đủ để chúng em xem thầy là thầy rồi .
Thầy Hải bật cười chua chát:
- Đúng là "bán" tự vi sư !
Bọn tôi còn chưa kịp nói gì thì bất chợt từ đầu đường có tiếng huyên náo vang lên. Thầy Dương hốt hoảng:
- Bọn công an tới hốt kìa. Thu dọn mau .
Tôi xoay lại thì trông thấy một chiếc Jeep của công an đang hùng hổ rượt bắt những người bán hàng rong và tịch thâu hàng hóa của họ . Thắng vội vàng ngồi xuống, nhanh tay thu dọn mớ sách giùm thầy Hải. Mọi người chung quanh cũng luýnh quýnh, cuống cuồng thu xách đồ bỏ chạy. Tôi sợ hãi. Nhỏ Thảo cũng cuống quít lên. Hai đứa cứ đứng trơ ra không biết làm sao.
- Nghi, Thảo, mau phụ thầy Dương ! Phát, mày lấy xe tao bỏ đồ của thầy Hải lên rồi chở thầy chạy lẹ . Thắng vừa dọn xong mớ sách cuối cùng cho thầy Hải, vừa phân công. Bọn tôi vội vàng làm theo. Nhưng tôi với nhỏ Thảo cứ quýnh quáng lên thành ra chỉ làm trở ngại thêm cho thầy Dương. Phát chở thầy Hải chạy rồi, thì Thắng cũng ùa đến bên bọn tôi. Đồ bày bán của thầy Dương nhiều hơn của thầy Hải nên thu dọn không phải là mau. Khi đã còn lại vài mớ đồ lỉnh kỉnh, thì bóng năm chiếc áo vàng của công an cũng đã xuất hiện gần bên. Thắng đẩy tôi và Thảo về sau: - Chạy ! Xách đồ phụ thầy chạy nhanh ! Trong lúc này, tôi chỉ như một chiếc máy, chỉ biết nhận lệnh và thi hành. Khi tôi, Thảo và thầy Dương đã lên xe và chạy thoát tới đầu đường, tôi mới chợt nghĩ đến Thắng. Tôi xoay lại thì bắt gặp Thắng đang bị hai công an cầm dùi cui nện xuống vì Thắng cố vùng vẫy với mớ sách củ của thầy Dương trên tay, kiên quyết không cho bọn chúng giựt đi.
Trong lòng tôi tự dưng đau nhói. Nước mắt chảy nhanh. Tôi bỏ mặt lời can của Thảo, vội vàng trở ngược lại. Nhưng đã không kịp, Thắng đã bị bọn công an tống lên xe cùng với vài người kém may mắn khác. Khi tôi đến, chỉ còn kịp nghe Thắng nói vọng lại .
- Đừng có lo ! Thắng không sao đâu .
Chiếc Jeep lao đi, để lại đằng sau một cuộn khói đen và trong tôi, nụ cười của Thắng cùng với dòng máu đỏ ứa ra trên môi .
***
Tôi dắt chiếc xe đạp mon men theo con đường đất lầy lội sau cơn mưa mà chợt nghĩ đến Thắng. Đã lâu rồi, Thắng và tôi đã không còn liên lạc nhau. Lúc nãy tình cờ đọc một tờ báo thấy có bài phỏng vấn Thắng, "một giám đốc trẻ tài hoa" khiến cho những gì mà tôi cố lòng chôn dấu bấy lâu nay chợt bừng dậy.
Tôi đã chọn cái ước mơ của tôi. Thắng tỏ ra thất vọng nhiều sau khi được tin tôi đậu vào đại học sư phạm. Dần dần, mối quan hệ giữa hai đứa chúng tôi càng thưa thớt đi, cho đến lúc tôi ra trường và bị "đì" về giảng dạy tại vùng Minh Hải này thì xem như tôi và Thắng không còn gặp nhau nữa. Thực ra, Thắng không trách cái quyết định vào sư phạm của tôi mà trách tôi đồng ý về Minh Hải, dẫu biết rằng đó chỉ là một sự sắp xếp vì đồng tiền. Về phía tôi, có lẽ tôi vẫn luôn là con bé Tí Cô Nương với nhiều mơ mộng, nên tôi đã từ chối sự giúp đỡ của Thắng cho tôi ở lại thành phố. Tôi nghĩ, Minh Hải như là một môi trường thử thách lý tưởng nhất cho cá nhân tôi .
Đúng vậy, khi tôi về tới đây, tôi đã gặp biết bao khó khăn, thiếu thốn. Không chỉ phương tiện sinh hoạt kém cỏi, khí hậu không thích hợp mà còn bị tình trạng "ma cũ hiếp ma mới" rất phủ phàng. Bao lần tôi đã khóc sướt mướt một mình. Bao lần tôi đã nghĩ đến Thắng, cần Thắng bên cạnh để cho tôi được bảo bọc, chở che. Nhưng mỗi khi nghĩ đến Thắng, lòng tôi lại ức nghẽn. Tôi giận Thắng, vì tôi vẫn còn yêu Thắng. Tôi lại tự ái, không cần sự giúp đỡ của ai, nhất là Thắng. Tôi luôn nhủ lòng sau khi khóc một trận thỏe thuê, là tôi sẽ đứng vững, là tôi sẽ không chịu thua, và không để Thắng cười tôi. Những lúc đó, tôi mới hiểu rõ hơn nụ cười ngượng ngùng hôm nào của thầy Hải.
Lo miên mang nghĩ ngợi mà tôi đã đến trước cổng trường từ lúc nào không hay. Gởi xe xong, tôi toan bước vào lớp thì bác Hùng bảo vệ của trường đã chặn tôi lại với một gói trà trên tay:
- Cô Nghi ! Nhân ngày 20 tháng 11, tôi có chút quà biếu cô lấy thảo coi như là cám ơn cô đã dạy dỗ giùm mấy đứa con của tôi .
Tôi vui vẻ đón nhận rồi nói:
- Cám ơn bác nha ! Bác đừng khách sáo. Dạy dỗ tụi nó là trách nhiệm của tôi mà.
Bác Hùng cười hóm hém:
- Cô thiệt là tốt quá ! Nè, tối nay bà xã tôi có nấu một nồi canh chua cá bông lau, tôi mời cô ghé nhà dùng cơm luôn nha .
- Dạ, cám ơn bác. Tôi không dám hứa. Để thu xếp việc xong sẽ báo cho bác hay sau nha .
Tôi chào từ giả bác Hùng rồi vội vã đi về phía lớp học mà tôi chủ nhiệm. Tự dưng trong lòng tôi vui vui lạ. Một niềm vui nho nhỏ, nhưng rất đủ để xua đi nổi buồn chợt đến khi nãy. Tôi đưa mắt nhìn vào những lớp học mà tôi đang đi ngang. Trong đó, hầu hết đều được các em học sinh trang hoàng gọn gàng, đẹp mắt hơn mọi khi. Ngày 20 tháng 11 mà. Ngày vui nhất của những kẻ làm thầy như tôi mà. Tôi chợt nghĩ về bọn học trò của tôi. Không biết bọn chúng sẽ làm gì cho tôi ngày hôm nay đây, và liệu tôi có như thầy Hải khi xưa, lúng túng không biết xử trí ra sao không.
- Học sinh nghiêm ! Tiếng của lớp trưởng Châu hét vang ra hiệu cho cả lớp đứng dậy chào đón làm tôi giật mình. Khẻ mỉm cười nhìn dòng chữ " Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam " đơn sơ trên chiếc bảng đen, tôi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống rồi nói:
- Cám ơn các em!
Châu liền đứng dậy thưa:
- Thưa cô, nhân ngày lễ hiến chương các nhà giáo, lớp chúng em xin có vài món quà tặng cho cô .
Tôi còn chưa kịp trả lời thì bọn học sinh đã ùn ùn kéo đến vây quanh chiếc bàn của tôi đang ngồi. Tụi nó nhao nhao lên:
- Đây là quà của em tặng cô nè!
- Cái này là khô mực ngon nhất đó nha cô .
- Cô ơi, em tặng cô chai nước mắm.
- Tổ 4 tụi em tặng cô hộp bánh với gói trà.
- Má em mời cô qua ăn cơm.
Tôi mỉm cười hạnh phúc nhìn lũ học trò đang vây tròn quanh tôi. Những gói quà bình dân, mộc mạc cứ thi nhau đặt trên chiếc bàn con của tôi. Dân miền quê không như dân Sài Gòn. Quà cho thầy cô không là những bó hoa rực rỡ mà lại là những món ăn, những vật dụng thông thường nhưng cần thiết cho đời sống tại đây. Tôi xúc động thực sự . Tôi muốn ôm vào lòng từng đứa học trò một. Từ đứa ngoan nhất như Hiền, Lan, Ngọc, Dũng, đến đứa nghịch ngợm nhất như Cường, Quốc, đứa nào đối với tôi cũng đáng yêu vôcùng.
- Chúc mừng cô giáo Bích Nghi !
Trong tiếng ồn ào của lũ học trò, tôi chợt nghe một giọng nói quen thuộc cất lên, giọng nói mà từ lâu, đối với tôi là cả trời thương nhớ. Tiếp theo câu nói đó là một đóa hoa hồng tươi thắm hiện ra trước mặt tôi. Đám học trò im bặt, tẻ ra, giương mắt ngạc nhiên nhìn người đàn ông vừa xuất hiện. Thắng đang đứng đó, vẫn mặc chiếc áo sơ mi trắng quần jeen xanh như thửa nào còn đi học.
Tôi hoàn toàn bất ngờ, sửng người ngạc nhiên. So với tôi, Thắng trông trẻ trung hơn nhiều.
Nở nụ cười trên môi, nụ cười rất quen thuộc trong tâm trí tôi, Thắng chậm rãi bước đến:
- Chào Nghi !
Lũ học trò dường như đoán ra được phần nào quan hệ giữa tôi và Thắng nên đã tự động tản ra .
- Thắng có chuyện cần nói với Nghi .
- Không được ! Ngay lúc này Nghi đang có lớp. - Tôi trả lời Thắng như một cái máy. Con tim tôi vẫn còn đập nhanh vì bao cảm xúc trái ngược đang dấy lên.
- Không sao ! Thắng sẽ chờ ...
Thắng xoay người bước ra khỏi lớp cùng với bác Hùng. Tôi đứng lặng người nhìn theo họ mà không biết nói sao .
- Thưa cô ! Châu lên tiếng, nếu như cô có việc quan trọng thì tụi em không dám giữ cô lại đâu .
- Cô đi gặp người ta đi cô .
Phải đợi lớp nhao nhao lên, tôi mới giật mình, trấn tỉnh lại phần nào .
- Không sao ! Tan học rồi cô gặp mấy người họ cũng được. Thôi chúng ta bắt đầu nha các em.
Tôi xoay vào bảng, lật cuốn giáo khoa ra nhưng tâm trí vẫn không thể tập trung được. Sự xuất hiện của Thắng đã chi phối tôi hoàn toàn. Thắng xuống gặp tôi làm chi ? Còn gì để mà nói với nhau ? Thắng đi công tác ghé thăm chăng ? Hay là Thắng sắp lập gia đình nên thông báo ? Bao câu hỏi cứ xoáy lấy tôi .
- Thưa cô ! - Châu lại lên tiếng.
Tôi giật mình, lật nhanh sách giáo khoa, hấp tấp nói như muốn che dấu đi sự lúng túng của mình:
- Cô cho các em bài tập làm nha .
- Thưa cô - Châu đến bên tôi lễ phép nói - Cô quên hôm nay là ngày lễ hiến chương nhà giáo sao ?
Lễ Hiến Chương Nhà Giáo. Phải rồi ! Hôm nay ngày lễ mà, đâu có dạy học. Tôi hồ đồ rồi hay tôi quýnh quáng, mất bình tỉnh rồi.
- Cô đi đi, tụi em sẽ đến nhà thăm cô chiều nay ! - Châu nắm tay tôi nói khẻ chân thành - Đừng để người ta chờ.
Tôi xoay lại nhìn con bé. Nó mỉm cười với tôi. Nụ cười thật dễ mến.
- Cám ơn em ! Cám ơn tất cả các em.
Nói xong, tôi chạy vội ra ngoài, đôi mắt dáo dác tìm Thắng. Tôi mong Thắng chưa bỏ đi. Tôi mong Thắng vô cùng. Mặc kệ nền đất lầy lồi, trơn trợt tôi cứ chạy bổ về phía căn nhà bảo vệ của bác Hùng. Thắng không có đó. Tôi hụt hẩng. Bác Hùng nói Thắng vừa đi khỏi. Tôi đứng sững lại, như kẻ mất hồn. Thì ra, tôi vẫn còn yêu Thắng nhiều lắm. Bất giác, hai giọt lệ trào khỏi mắt tôi, lăn nhanh.
- Nghi !
Tiếng gọi của Thắng vang lên. Tôi giật mình trông ra cổng. Thắng đang đứng đó bên cạnh chiếc xe đạp, trên vai đeo một túi xách hệt như thời bọn tôi còn là học sinh.
Nỗi vui mừng làm cho tôi quên đi tự ái của người con gái. Tội chạy đến bên Thắng. Nụ cười Thắng thật tươi:
- Thắng đến đón Nghi nè !
- Đón Nghi ? - Tôi ngạc nhiên.
- Phải, Thắng muốn đón Nghi như lúc xưa đã từng đón Nghi .
- Ghét Thắng ! Nghi nghỉ chơi Thắng từ lâu rồi mà.
Tôi lườm Thắng. Thắng lại cười, gãi gãi tóc hệt như xưa .
- Í chà, lâu quá rồi mới thấy lại được cái lườm mê hồn đó của Nghi .
- Xí, lâu là đúng rồi. Ai biểu người ta thí ghét.
- Không lâu như Nghi tưởng đâu, chỉ mới có... vài phút thôi à.
- Là sao ?
- Là vì Thắng lúc nào cũng nghĩ đến Nghi, cũng nhớ đến từng cử chỉ, lời nói của Nghi đó mà.
- Xí, nhưng Nghi nghỉ chơi Thắng rồi !
- Trời, làm cô giáo rồi mà cũng còn cái tiếng xí đó sao ?
Tôi mỉm cười. À hén, Thắng nói tôi mới nhớ. Tự nãy giờ cạnh bên Thắng, tôi đã quên đi mất mình đã là một cô giáo, và Thắng đã là một giám đốc. Tôi cứ ngỡ hai đứa chúng tôi vẫn còn cái thuở hồn nhiên, dễ thương của tuổi học trò khi nào. Nghĩ đến đây, tôi chợt buồn. Nụ cười tắt ngay trên môi .
- Thắng muốn gặp Nghi có chuyện chi ? - Tôi nghiêm giọng hỏi. Đôi mắt xoay sang hướng khác lánh né cái nhìn của Thắng.
Thắng cất giọng chân thành:
- Thắng muốn nhờ Nghi một chuyện.
- Chuyện gì ? Tôi hỏi lơ đãng.
Thắng chần chừ một tí rồi mạnh dạn ngỏ lời:
- Thắng muốn nhờ Nghi làm cô giáo cho lũ con của Thắng !
- Hở ? - Tôi mở to mắt, há hốc miệng, sững người.
Thắng lại cười dí dỏm:
- Mà trước tiên là Thắng muốn Nghi giúp cho Thắng có được một đàn con thật ngoan, thật đẹp cái đã.
- Làm sao chứ ? - Tôi ngơ ngẩn, không hiểu gì cả - Làm sao Nghi có thể giúp cho Thắng chuyện đó ?
Thắng chợt nắm lấy bàn tay của tôi. Đôi mắt nhìn tôi thành khẩn:
- Hãy đồng ý làm vợ của anh !
Thắng lại đem đến cho tôi một nỗi ngạc nhiên bất ngờ khác.
- Anh yêu Nghi ! Anh có thể không là một giám đốc, nhưng anh không thể sống thiếu Nghi .
Tim tôi đập nhanh. Tôi nhìn Thắng ức nghẹn. Tôi chợt giận Thắng vô cùng. Xoay bước toan bỏ đi, thì Thắng đã giữ tay tôi lại .
- Anh xin lỗi vì trong thời gian qua anh thiển cận quá. Chỉ khi sống thiếu em rồi, anh mới dần dần hiểu ra sự quan trọng của em trong đời sống của anh. Nhiều lần, anh muốn tìm xuống đây gặp em. Nhưng anh sợ em sẽ không tiếp anh. Trên thành phố, anh vẫn thường đến nhà em để biết tin tức về em. Nghi à, ngày hôm nay, anh không còn kềm chế mình được nữa. Anh muốn gặp em, để nói rõ cùng em tất cả. Anh mong em tha thứ cho anh.
Thực lòng, tôi không giận Thắng tí nào cả. Sự tức giận trong tôi chỉ là vì tự ái của một người con gái. Mỗi khi tôi yếu mềm, mỗi khi tôi cần Thắng mà không có Thắng bên cạnh thì tôi lại giận Thắng. Cái giận đến từ tình yêu. Cái giận rất ... con gái.
- Em có đồng ý tha lỗi cho anh không ?
Tôi cúi đầu im lặng một tí rồi hỏi:
- Thắng không ngại Nghi là một cô giáo nghèo sao ?
Thắng lắc đầu, đôi mắt vẫn nhìn tôi trìu mến:
- Em nghĩ không đúng về anh rồi. Anh không bao giờ có thành kiến với nghề giáo cả. Thực ra, anh rất kính trọng những người có lý tưởng cao đẹp như em. Trước đây, anh không thích việc em thi vào sư phạm vì anh nghĩ với khả năng của em, em có thể vào các đại học khác để dễ dàng thực hiện nhiều việc hữu ích hơn sau này. Nhưng anh đâu thể bắt em từ bỏ mộng ước của em.
Tôi đưa tay chặn ngang lời Thắng:
- Em hiểu rồi ! Cám ơn anh.
- Í chà, chịu gọi anh là anh rồi sao ? Nhớ trước kia, dụ thế nào em cũng nhất định không chịu gọi anh là anh đó nha .
Thắng pha trò, tôi cũng ngạc nhiên bật cười. Thắng vội rút trong túi đeo bên cạnh một đóa hồng trao cho tôi:
- Hoa này là anh đền cho em.
- Đền cho em ? - Tôi ngỡ ngàng. Thắng giải thích:
- Em nhớ lần tụi mình đi thăm thầy Hải, anh đưa em một đóa hoa để em tặng thầy Dương không ? Đó chính là bông hoa mà anh định tặng riêng cho em.
- Ồ, thì ra là vậy . Tôi cười đón lấy cành hồng đó thì Thắng lại chìa ra một gói ô mai:
- Còn cái này là ... quà làm năn nỉ của anh nè!
- A, anh còn nhớ em thích ăn ô mai của tiệm Kim Long à!
Thắng gật đầu rồi vỗ vào túi đeo, nheo mắt cười:
- Anh mua đầy cả một túi cho em nè. Biết em là chúa ăn hàng mà.
- Xí... anh lúc nào cũng thấy ghét. - Tôi ngắt Thắng.
- Thôi mình đi nha .
- Đi đâu ? - Tôi hỏi .
- Thì đi kiếm chổ tiêu thụ cho xong bịt ô mai nè!
- Ừ, vậy thì đi liền.
- Gớm, lũ học trò mà biết cô giáo chúng ăn hàng một cây thì chắc chạy hết.
- Xí còn khuya đó. - Tui vỗ vào túi đeo bên cạnh khoe với Thắng - Hôm nay tụi nó tặng em toàn đồ ăn không đó anh.
Thắng gật gù:
- Quả là thầy nào trò đó !
Tôi cười rồi nhanh nhẹn ngồi lên yên sau của chiếc xe đạp. Thắng nhắc nhở:
- Lâu quá không đạp xe, ôm cho chắc coi chừng té xuống xình xí ỉnh thì anh không chịu trách nhiệm đền lại cho lũ học trò của em một cô giáo trẻ đẹp đó nha .
Tôi đấm vào lưng Thắng:
- Anh chỉ giỏi có cái miệng khéo nói .
Thắng cười vang, rồi chậm rãi đạp xe theo hướng tôi chỉ. Tựa vào lưng của Thắng, tôi mơ màng nhớ lại những kỷ niệm năm nào của hai đứa chúng tôi khi còn ngồi tại ghế nhà trường. Thắng bóp nhẹ lấy bàn tay của tôi, âu yếm nói:
- Chúng ta sẽ không bao giờ xa cách nhau nữa Nghi nhé.
( ngày 20 tháng 11 ) Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Niềm vui Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Chữ đẹp Đôi bạn Đôi bạn Đôi bạn
Về Đầu Trang Go down
 
Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chúc mừng ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo 20-11
» Ngày quốc tế thiếu nhi đầu tiên ở Việt Nam
» Giải bóng đá khối 9 chào mừng ngày quốc té phụ nữ và ngày 26 tháng 3
» Chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08-03
» [Muonline]SS5 hot nhất hiện nay.Open Lúc 14h ngày 14/10/2009

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑ :: º°¨(¯`•.¸(¯`•.¸ Bản Tin Trường¸.•´¯)¸.•´¯)¨°º :: Thông tin chung-
Chuyển đến