๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑Thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi các bạn nắm tay nhau và cùng tiến bước๑๑۩۞۩๑๑
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 PHẢI THẬT LÒNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG BÀO

Go down 
Tác giảThông điệp
hieu_truong_dongda
Admin
hieu_truong_dongda


Tổng số bài gửi : 284
Points(điểm) : 5999
Join date : 22/12/2008
Đến từ : B

PHẢI THẬT LÒNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG BÀO Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẢI THẬT LÒNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG BÀO   PHẢI THẬT LÒNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG BÀO I_icon_minitimeSun 09 Aug 2009, 09:18

Khi mới giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn dân tham gia diệt giặc đói. Hũ gạo tình thương (hũ gạo cứu đói) ra đời và được mọi gia đình hưởng ứng; khi chuẩn bị bữa ăn, trước khi cho gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ. Gạo trong hũ được định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng hộ (cứu đói) những người dân thiếu đói.

Bác cũng tự nguyện thực hiện bằng việc mỗi tuần Bác báo cho bộ phận hậu cần cắt khẩu phần ăn không nấu, để Bác nhịn ăn một bữa, Bác thực hiện rất đều đặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa. Biết chuyện, nhiều đồng chí Trung ương khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe, Bác cười hiền hậu nói: “Mình có đói mới hiểu nỗi khổ của người đói” và Bác kiên quyết thực hiện. Tiêu chuẩn khẩu phần ấy hằng tháng được chuyển đến cơ sở cứu đói của địa phương.

Năm 1946, khi dẫn đầu đoàn Chính phủ của ta sang Pháp đàm phán, biết người dân Pháp cũng còn rất nhiều người đói khổ, kể cả những nhân viên phục vụ nhà hàng cũng gom nhặt đồ ăn thừa của thực khách. Đoàn ta được đón tiếp và chiêu đãi trọng thị, đến bữa ăn Bác nhắc các thành viên trong đoàn: Ăn món nào thì ăn cho hết, thấy ăn không hết thì nên để lại nguyên món ăn đó, để cho người đói như thế cũng là một cách tự tôn trọng mình. Biết được thành tâm của Bác, không chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc động mà các nhân viên phục vụ của Pháp rất cảm kích. Những việc như trên chính là đạo đức cách mạng, Bác luôn làm gương tiêu biểu nhất.

Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được nạn đói, giảm bớt nghèo, đây là thành tựu của toàn Đảng, toàn dân ta, các nước nghèo khác đang phải học tập cách làm của ta. Tuy nhiên người dân ta còn nghèo, nhiều gia đình còn rất khó khăn, rất cần những tấm lòng thương yêu, chia sẻ của những người có cuộc sống đầy đủ. Dân tộc ta có câu ngạn ngữ “Miếng khi đói bằng gói khi no”, sự giúp đỡ, ủng hộ dành cho người nghèo rất đáng trân trọng ghi nhận, nhưng phải thật lòng, không nên mang tính bố thí. Đồng thời với thực hành tiết kiệm, phải cùng chống lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinh hoạt. Làm được như thế là góp phần giúp dân ta bớt nghèo, đó chính là hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NGUYỄN KHẮC LUÂN (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh)

Bác Hồ với miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ

Bác muốn qua cái nắm tay cuối cùng, gởi gắm tấm lòng của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam

Tấm lòng của Bác với miền Nam

.... Năm 1963, ba năm sau Đồng khởi, Bác Hồ và Bộ Chính trị Trung ương Đảng triệu tập tôi ra Hà Nội báo cáo tình hình. Ra đến nơi, vừa vào nhà nghỉ đã có đồng chí đến báo: "Bác kêu anh đấy". Tôi vội vàng đế chỗ Bác. Vào đến phòng họp, tôi thấy trên chiếc bàn lớn đã trải sẵn tấm bản đồ miền Nam. Vừa ngồi được một tí đã thấy Bác bước vào với bộ quần áo nâu, đi chân đất. Bác nói:

- A, chú Cúc đấy phải không. Chú ở miền Nam ra, trước hết là Bác khen ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam. Chú ngồi xuống, chỉ cho tôi xem bây giờ trung ương cục đóng ở đâu?

Tôi chỉ Tây Ninh và thưa:

- Thưa Bác đóng ở Tây Ninh ạ.

Bác liền hỏi:

- Tôi nghe là ở Tây Ninh trước kia, hồi kháng chiến chống Pháp, các đồng chí Phạm Hùng, Trần Văn Trà và ban lãnh đạo Phân liên khu miền Đông rất khó khăn về gạo, phải tích từng lon. Thế bây giờ thì thế nào? Mỗi tháng mỗi người được bao nhiêu?

- Thưa Bác, gần 30 ki-lô-gam.

- Tới gần 30 ki-lô-gam cơ à. Nhưng mà đó là các chú hay chiến sĩ?

- Dạ, đó là anh em chiến sĩ thanh niên, chứ chúng cháu không ăn hết được.

- Thế thì tốt lắm. Nhưng làm sao để được như vậy?

- Dạ, đó là nhờ dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ sau Đồng khởi, bà con ở Miền Đông Nam bộ đẩy mạnh đấu tranh chính trị, theo đường lối "hai chân, ba mũi", vừa chống địch càn quét đánh phá, vừa đẩy mạnh sản xuất nên bây giờ bà con đã có đủ gạo ăn và nuôi khánh chiến. Ta cũng đã phá được thế bao vây chia cắt của địch giữa các vùng. Cho nên đảm bảo được những nhu cầu cần thiết yếu cho cả đồng bào và chiến sĩ, không đến nỗi khó khăn như thời kháng Pháp.

- Tốt lắm các chú và nhân dân làm giỏi đấy. Thế nhưng liệu có được lâu không?

- Thưa Bác, khi chưa làm thì chưa có kinh nghiệm. Đã làm rồi thì càng thấy rõ trên thực tế là đường lối của Đảng rất đúng. Cho nên chắc chắn là sẽ giữ được lâu dài.

Quả thật, những năm về sau, mãi đến mùa xuân năm 1975, đồng bào và chiến sĩ miền Đông vẫn không bị đói. Hồi năm 1952, ở miền Đông Nam Bộ ta chỉ có hai trung đoàn, mà chỉ sau một trận lụt, cả nhân dân và bộ đội đều bị đói, phải ăn củ mì, phải đưa bộ đội xuống miền Tây (vùng Đồng Tháp) để có gạo ăn. Số còn lại mỗi người mỗi tháng chỉ có năm lít gạo.

Tôi rất xúc động trước sự quan tâm của Bác đối với việc chăm lo đời sống cho đồng bào, chiến sĩ cán bộ. Từ câu hỏi đó, Bác hỏi đến phong trào tình hình chung, rồi Bác phân tích, Bác khen làm như thế là giỏi và hướng dẫn, chỉ vẽ thêm cách làm cho thời gian tới.

Năm 1968, tôi lại có dịp ra báo cáo tình hình. Lúc này Bác đang mệt. Lần đó tôi đi cùng đồng chí Trần Độ. Đồng chí Vũ Kỳ (thứ ký của Bác, hôm đó cũng có mặt) báo cho biết là Bác mời cơm tôi và anh Trần Độ. Được Bác mời cơm là một vinh hạnh lớn, nhưng nghe Bác mệt, cả tôi và anh Trần Độ đều hơi ngài ngại.

Hôm đó, cả tôi, anh Trần Độ và anh Vũ Kỳ cùng ăn với Bác. Tôi thấy Bác ăn rất ngon lành. Bác ăn tới hai bát cơm và bảo anh Kỳ xúc cho thật đầy. Bác vừa ăn vừa bảo mọi người ăn cho hết thức ăn, không để thừa. Tôi và anh Trần Độ thấy vậy mừng quá. Bác đang mệt mà Bác vẫn ăn được.

Sau đó, anh Vũ Kỳ cho biết: Bác cố gắng ăn như thế để các anh về nói lại cho đồng bào miền Nam yên tâm! Bác biết rằng nếu đồng bào và chiến sĩ miền Nam hay tin Bác mệt sẽ lo lắng biết bao nhiêu.

Năm 1969, tôi lại được triệu tập ra Trung ương. Lúc này Bác đã mệt nhiều, khi tôi được vào thăm thì Bác đã không còn ngồi dậy để tiếp chuyện nữa. Tôi ngồi trên chiếc ghế bên cạnh giường Bác. Bác vẫn còn đang khỏe. Trên bức tường cạnh giường, tôi vẫn thấy như mọi lần có treo sẵn tấm bản đồ miền Nam với các mũi tên chỉ tình hình chiến sự trong những ngày gần nhất. Đồng chí Vũ Kỳ cho biết tuy yếu mệt như vậy nhưng hằng ngày Bác vẫn yêu cầu cán bộ Bộ Tổng tham mưu sang báo cáo về tình hình chiến sự ở miền Nam. Tôi xúc động quá!

Cho đến hôm gần thở hơi cuối cùng, Bác cho mời các đồng chí trong Bộ Chính trị đến bên cạnh. Tôi lúc đó không ở trong Bộ Chính trị nhưng là cán bộ duy nhất ở miền Nam ra, nên Bác cũng cho kêu đến. Bác cố nắm tay từng đồng chí trong Bộ Chính trị và sau đó nắm lấy tay tôi. Khi ấy Bác đã không còn nói được nữa. Nhưng đôi mắt và vẻ mặt của Bác thể hiện một tình cảm thật sâu sắc không bút nào tả xiết. Riêng đối với tôi, tôi hiểu rằng tình cảm của Bác không phải đối với riêng tôi, mà Bác muốn qua cái nắm tay cuối cùng, gởi gắm tấm lòng của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam trước khi Bác từ biệt cõi đời để theo các cụ Mác, Lênin.

Miền Nam hướng về vị cha già dân tộc

Tấm lòng của nhân dân miền Nam với Bác Hồ cũng mênh mông vô bờ bến. Như hồi kháng chiến chống thực dân Pháp, địch bắt được hai em đi rải truyền đơn. Nó tra tấn đánh đập dữ dội, nhưng cuối cùng vì hai em tuổi vị thành niên, nó phải thả. Nhưng trước khi thả, nó giở âm mưu xảo quyệt. Trước cửa xà lim nhốt hai em, nó trải hình Bác dưới đất và bảo: "Tụi bây có muốn ra khỏi đây thì phải bước qua tấm hình đó!". Hai cháu quay trở vào chứ không bước qua.

....Hay như những năm 1955 - 1956, sau khi Mỹ - ngụy dẹp xong Bình Xuyên và các giáo phái, chúng tập trung đánh vào nhân dân cách mạng, vào những người cộng sản rất khốc liệt. Thế mà hai ngày 1 tháng 5 năm 1955 và năm 1956, hàng triệu quần chúng tập hợp nhau lại ở vườn Tao Đàn đi biểu tình rất có trật tự, nêu cao khẩu hiệu đòi giải quyết quyền lợi thiết thực, đòi địch phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, thống nhất nước nhà. Địch huy động cảnh sát tới ngăn chặn, đồng bào nêu khẩu hiệu đòi tăng lương cho binh lính và cảnh sát ngụy. Thấy vậy đám cảnh sát để cho bà con đi. Đó cũng là những kinh nghiệm trong đấu tranh chính trị, kinh nghiệm xuất phát từ tinh thần đại đoàn kết, từ lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!

Khi Bác mất, rất nhiều bàn thờ được đặt ra ngay giữa các vùng địch tạm chiếm. Ở viện Bảo tàng Cách mạng, tôi thấy có bức ảnh anh em xích lô sắp hàng ngồi mặc niệm Bác. Hay như việc lập bàn thờ Bác ở xã Long Đức, thị xã Trà Vinh (Cửu Long), ở xã Viên An (huyện Ngọc Hiển, Minh Hải). Nhiều nhà tri thức công giáo như anh Lý Chánh Trung đã viết bài tỏ lòng thương tiếc Bác đăng trên báo công khai ở Sài Gòn, v.v....

Để đàn áp phong trào đấu tranh chính trị, địch khủng bố rất ác liệt. Ở Mỹ Tho trước khi Đồng Khởi, có chi bộ bị chúng bắn giết chết hết, phải lập đi lập lại, lột xác tới ba bốn lần. Tôi nhớ lúc đó Xứ ủy chúng tôi có nhận được bức thư của 30 lão nông ở Thủ Dầu Một chất vấn rằng tình hình như vậy không biết Xứ ủy có báo cáo lên Trung ương, lên Bác Hồ hay không? Các cụ yêu cầu gửi bức thư đó cho Bác Hồ và yêu cầu phải đấu tranh vũ trang trở lại, nếu không thì không thể thắng được. Bức thư phản ánh ý kiến chung của đồng bào, nhân dân miền Nam lúc đó.

Sau đó, Xứ ủy đã bàn bạc, phân tích tình hình địch - ta và góp ý kiến với đồng chí Lê Duẩn và Xứ ủy Nam Bộ xây dựng đề cương cách mạng miền Nam làm cơ sở cho Nghị quyết 15 rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân cách mạng ở miền Nam đã được Đảng, được Bác giáo dục, động viên, luôn có nhận thức rất đúng và nhạy bén với tình hình. Khi có Nghị quyết 15 là phong trào bật lên. Và ngay trong Nghị quyết 15, Bác đã đóng góp rất nhiều ý kiến.

Tôi nói những điều đó để nói lên lòng tin yêu, kính trọng của nhân dân miền Nam với Bác. Lòng tin yêu, kính trọng đó bắt nguồn từ những chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng mà Bác là Lãnh tụ tối cao, từ những lời chỉ dạy của Bác. Và đó chính là nguồn gốc của sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của chúng ta cho đến ngày nay.

NGUYỄN VĂN LINH
Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
http://thcsdongda.friendhood.net
 
PHẢI THẬT LÒNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG BÀO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Rainbow - Kì 1: Bình thường và khác thường
» Clip Biểu diễn tại Hội khỏe Phù đổng quận Đống Đa 2012
» Hội khỏe Phù Đổng 2011 của Trường THCS Đống Đa
» Võ đường Sơn Đông Đống Đa: Nơi rèn đức, luyện tài
» [b]Võ đường Sơn Đông Đống Đa: Nơi rèn đức, luyện tài[/b]

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑๑۩۞۩๑๑Trường THCS Đống Đa๑๑۩۞۩๑๑ :: º°¨(¯`•.¸(¯`•.¸ Theo gương Bác Hồ¸.•´¯)¸.•´¯)¨°º-
Chuyển đến